Để ngừa bệnh chàm

Bệnh chàm (hay còn gọi là bệnh eczema) có thể là do nhiều chất gây dị ứng gây ra. Theo trang tin Healthday.com, Tổ chức Nemours (một tổ chức chuyên chăm lo sức khoẻ mọi người ở Mỹ) đã liệt kê ra một số nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm.
 

Cụ thể là: 1. Các tác nhân gây dị ứng như bọ chét trên lông thú, bụi, phấn hoa; 2. Lạnh, không khí khô hanh trong mùa đông hoặc đợt nóng khủng khiếp; 3. Da khô; 4. Dùng xà bông, bột giặt thô ráp; 5. Mặc trang phục được làm từ những sợi vải gây xốn da như len, vải được dệt không được mịn màng; 6.

Nước hoa, một số loại sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là những sản phẩm có chất cồn; 7. Khói thuốc lá; 8. Một số loại thực phẩm, thường là các chế phẩm từ sữa và có tính a-xít cao; 9. Bị căng thẳng, trầm cảm, ưu phiền; 10. Đổ mồ hôi nhiều.

Thuốc đặc trị bệnh chàm?

Bệnh Eczema (chàm) là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính, tiến triển thành từng đợt, hay tái phát.
Triệu chứng của bệnh: nổi đám mảng đỏ trên da, mụn nước, ngứa. Nguyên nhân của bệnh phúc tạp do cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và liên quan đến vai trò thể địa dị ứng.
Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn: đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu).
Các thể Eczema: Eczema tiếp xúc; Eczema thể địa; Eczema nhiễm khuẩn; Eczema đồng tiền và Eczema da dày.
Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm trùng ác tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bệnh tiến triển từng đợt, kéo dài 1-2 năm.
Điều trị bệnh eczema còn là một vấn đề khó khăn. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh penicilin, ampixyclin... và bôi các dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian... Khi tắm rửa, cần tránh dùng các chất gây kích thích như xà phòng giặt, chanh... Có thể dùng chè tươi, lá bàng tươi nấu lấy nước để tắm.
Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenargan, sirô théralèn, chlorpheniramin... sử dụng theo chỉ dẫn.
Các thuốc mỡ chứa corticosteroid như flucina, cidermex... có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, không nên dùng để bôi trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.
Phương pháp điều trị: Điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, nhưng có nguyên tắc chung là:
- Giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi, hạn chế kích thích rượu, cà phê; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; tránh cào gãi, trà sát, rửa bằng xà phòng; nếu có nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh (Erythromyein, Tetracylin - uống một đợt 7-10 ngày).
- Điều trị tại chỗ: Dùng các thuốc dịu da như thuốc tím pha loãng 1/4.000, nước muối sinh lý 9 phần ngàn, Rivanol 1 phần ngàn trong 5-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc tím Metyl 1%.
- Khi tổn thương khô, bôi tiếp mỡ corticoid.
- Dùng kháng sinh như cream synalar-neomycin; cream celestoderm-Neomyein.
- Với Eczema mãn tính: có thể dùng Goudron, mỡ corticoid, mỡ Dipsosalic.


________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com